Tìm hiểu về triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam

Triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam là gì? Có gì đặc biệt? Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về triết lý âm dương nhé. Trong cuộc sống, dân tộc nào cũng có những trạng thái đối lập nhau nhau như “đực – cái”, “nóng – lạnh”,…Chính vì vậy trong suốt chiều dài lịch sử, triết lý âm dương luôn gắn bó mật thiết và sâu sắc đối với văn hóa Việt Nam. Nó góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nên sức sống dẻo dai, bền bỉ cùng những tính cách độc đáo, những chất riêng chỉ người Việt Nam mới có.

Hiểu thế nào về triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam

Tìm hiểu về triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam

Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu để hiểu về triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam? Âm dương vốn là từ ngữ chúng ta vẫn thường xuyên nhắc đến trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu được khái niệm của “âm dương”. Theo nghĩa ban đầu, “âm dương” chính là “mẹ cha – đất trời”. Chính từ ý nghĩa đối lập này mà người xưa đã dần suy ra vô số những cặp đối lập phổ biến khác và đã hình thành nên một hệ thống học thuyết gọi là “triết lý âm dương”

Nội dung cơ bản của triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam: mọi sự vật, hiện tượng đều là sự kết hợp và chuyển hóa lẫn nhau của hai mặt đối lập, trái ngược nhau theo quy luật “Trong âm có dương, trong dương có âm, âm cực sinh dương, dương cực sinh âm”. Triết lý âm dương này, sau đó đã làm tiền đề cho cơ sở về nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Triết lý âm dương có nguồn gốc từ vùng nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ đại. Sau đó được tổ tiên người Hán kế thừa và phát triển thành một quan niệm, một tư tưởng học thuật. Nhờ sự ảnh hưởng của những đời trước, người Việt đã thấm nhuần những triết lý âm dương đầy sâu sắc, đồng thời việc thấm nhuần tư tưởng, triết lý này cũng cho thấy tính cách, lối sống của người Việt rất rõ ràng. Người Việt luôn mang cho mình một lòng tự tôn, yêu nước, thương dân, luôn có những tín ngưỡng riêng và họ sẽ làm tất cả vì tín ngưỡng ấy.

Thông qua ý nghĩa của triết lý âm dương “Trong âm có dương, trong dương có âm, âm cực sinh dương, dương cực sinh âm” mà người Việt đã thông qua đó cùng sự kết hợp những câu chuyện trong đời sống để đúc kết ra những câu như: Trong rủi có may, Trong họa có phúc, Người có lúc vinh lúc nhục, Sướng lắm khổ nhiều,…”Chính trong những câu tục ngữ ấy chúng ta cũng thấy có những cặp từ đối lập, ngoài ra người Việt đã vô cùng khéo léo khi lồng ghép những hình ảnh mang tính đối xứng nhưng không kém phần làm tô đậm tính chất văn hóa truyền thống. Ví dụ như: rồng – phượng, loan – phượng, cá – chim, lửa – nước,…Không chỉ trong thơ văn, ca dao tục ngữ mà ngay cả đời sống hàng ngày, người Việt cũng đặt tên cho những sự vật theo triết lý âm dương như: ngói âm dương, cõi âm dưỡng, chợ âm dương,…

Tìm hiểu về triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam

Triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam đã được vận dụng hoàn hảo vào trong cuộc sống hàng ngày. Ngay cả trong bữa ăn cũng được áp dụng triết lý âm dương. Người Việt đã sử dụng quy tắc âm dương để phân loại thức ăn nóng – lạnh. Những loại thực phẩm “nóng” như: khoai mì, ngô, rượu,… Còn những thực phẩm “lạnh” như: đậu phụ, đậu nành,…Trong thực phẩm rau, “nóng” như cà rốt, rau thơm… còn “lạnh” như cà chua, dưa leo,…

Hiện nay, triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam cũng được vận dụng nhiều ở lĩnh vực như kiến trúc hay y khoa. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cũng đã thấy được tầm quan trọng của triết lý âm dương nên đã dần đưa vào để dạy học, để giúp các em học sinh có một cái nhìn toàn cảnh, chi tiết hơn về triết lý âm dương này để áp dụng vào đời sống sao cho hợp lý.

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, có những điều trong nhận thức và ứng xử của người Việt vốn được coi là ưu điểm nhưng cũng đang dần bộc lộ những hạn chế. Ví dụ như từ coi trọng sự quân bình, đưa đến những tư tưởng chủ nghĩa, hiện nay đang có những thái độ nước đôi như “dĩ hòa vi quý, chín bỏ làm mười,…”. Có thể nói bên cạnh sự linh hoạt, ứng phó chúng ta không nên có những thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm. Điều đó chỉ càng làm những bản chất, tính cách đẹp bị mai một, thay thế đi.

Nhận xét về triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam

Tìm hiểu về triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam

Từ xưa đến nay, triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam luôn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người Việt. Theo thời gian, những biểu hiện sinh động của triết lý ấy vẫn hằn sâu trong suy nghĩ và nếp sống của người Việt dù là truyền thống hay hiện đại. Sức ảnh hưởng của triết lý âm dương là vô cùng lớn vì nó đã tạo ra tầm ảnh hưởng đến cả chiều sâu và chiều rộng. Chiều sâu chính là những vết hằn trong suy nghĩ và hành động thường ngày, chiều rộng chính là nó đã ảnh hưởng đến một đại bộ phận người Việt từ năm này qua năm khác, từ đời này truyền sang đời khác. Mặc dù đất nước đang ngày càng phát triển và hội nhập nhưng chúng ta hãy giữ những nét đẹp trong văn hóa, truyền thống từ ngàn đời xưa để lại nhé!

 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
BÀI VIẾT MỚI