Ram dốc cho người khuyết tật được thiết kế như thế nào?

Ram dốc là gì? Ram dốc cho người khuyết tật được thiết kế như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu về chủ đề ram dốc để giải đáp những thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!

Các tòa nhà ở Việt Nam trước đây ít chú ý đến mô hình thiết kế dành cho người khuyết tật. Trong những năm gần đây, do hội nhập với thế giới nên khi thiết kế và xây dựng các công trình công cộng thì không gian thao tác đối với người khuyết tật là yếu tố bắt buộc để đánh giá xếp hạng dự án có đạt chuẩn hay không. Đồng thời nó cũng mang lại giá trị nhân văn cho chính dự án đó. Trong đó tiêu biểu là ram dốc cho người khuyết tật.

Ram dốc cho người khuyết tật được thiết kế như thế nào?
Ram dốc cho người khuyết tật giúp việc đi lại an toàn và dễ dàng hơn

Ram dốc cho người khuyết tật

Ram dốc là một rãnh được cắt trên nền bê tông. Rãnh này thường có độ rộng, hẹp khác nhau tùy vào từng loại công trình theo những tiêu chuẩn nhất định trong quá trình thi công. Những đường dốc này giúp sàn bê tông đỡ trơn trượt hơn, giúp người và phương tiện di chuyển trên sàn dốc an toàn hơn, nhất là vào ngày mưa, ẩm ướt.

Vì vậy, ram dốc cho người khuyết tật là rất cần thiết. Ram dốc sẽ giúp cho người khuyết tật có thể dễ dàng di chuyển một cách an toàn ngay cả khi đi không có người đẩy.

Ram dốc giúp vẽ đường dốc khá nhanh trong giai đoạn thiết kế, nhưng để lấy thông tin cho các ước tính hoặc muốn điều chỉnh độ chính xác của từng điểm trong giai đoạn xây dựng, bạn có thể gặp một số vấn đề. Nếu ở khâu thiết kế bạn cần nhanh chóng thì ở khâu thi công bạn cần độ chính xác. Để phù hợp với ý định cũng như để thống kê trọng lượng, bạn cũng có thể chuyển sang sử dụng sàn để xây dựng đường dốc. 

Cách thi công rãnh ram dốc cho người khuyết tật

Việc xây dựng ram dốc được chia thành hai loại: Xây dựng ram dốc khi bê tông chưa khô hoàn toàn, vẫn còn mềm và ướt và cắt rãnh ram dốc sau khi bê tông đã khô, sau đó đưa vào hoạt động. Hãy cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của hai phương án xây dựng này nhé.

Tạo rãnh ram dốc khi bê tông chưa khô: Là phương pháp dễ nhất để tạo rãnh trên nền bê tông, thi công ít tốn kém hơn nhiều so với phương pháp thứ hai. Nhưng điểm hạn chế của phương pháp này là bề mặt thi công sẽ không có tính thẩm mỹ cao bằng việc cắt trên nền khô.

Tạo rãnh ram dốc trên bê tông khô: Là phương pháp tạo rãnh trên nền dốc bê tông đã khô mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, việc xây dựng tốn nhiều công sức và chi phí hơn, nhưng đây cũng là giải pháp duy nhất cho các dốc đã khô mà chưa tạo rãnh ram dốc.

Thiết kế bệ dốc

Cần có bệ dốc ở bất cứ nơi nào có cầu thang gây khó khăn cho người khuyết tật khi vào tòa nhà hoặc di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Các vấn đề người khuyết tật thường gặp phải như:

  • Vào các tòa nhà chỉ có cầu thang bộ. Nếu có bệ dốc thì bệ dốc thường quá thẳng đứng, quá hẹp, quá dài,…
  • Chiều cao của tay vịn quá thấp hoặc quá cao sẽ làm mất đi hiệu quả nó. Hoặc không tay vịn, dễ bị ngã.
  • Bề mặt ram dốc không bằng phẳng, có chỗ rãnh ram quá to và có chỗ rãnh ram lại quá bé khiến việc di chuyển có khả năng vấp ngã hoặc mất thăng bằng. 
  • Cửa mở ra vào ở chỗ dốc, phải đứng trên mặt phẳng nghiêng để mở được cửa là điều hết sức khó khăn. 
Ram dốc cho người khuyết tật được thiết kế như thế nào?
Thiết kế bệ dốc cần có tay vịn và rãnh ram dốc cho người khuyết tật phù hợp

Cần phải có một số cân nhắc khi thiết kế đường dốc như:

  • Độ dốc: Hơi dốc, trong nhà 1:15, ở ngoài 1:12 
  • Chiều rộng: Rộng ít nhất 1,2m 
  • Tay cầm: Cao khoảng 0,9m, kéo dài liên tục ở 2 bên, ở 2 đầu tiếp đất vẫn kéo dài khoảng 0,3m. 
  • Phần tiếp đất: Ở đầu và cuối dốc và cả ở từng đoạn có hướng thay đổi (tối thiểu 1,2m x 1,5m) 
  • Bề mặt: Rãnh ram dốc có độ rộng bằng nhau, không trơn trượt và phải thoát nước tốt. 

Tính độ cao thích hợp cho đường dốc.

Tính tổng chiều cao cần vượt qua (ví dụ: Nếu có 2 bước, mỗi bước là 150mm, tổng chiều cao cần vượt qua là 0,3m) quyết định độ dốc bạn muốn (ví dụ: 1:15). Nhân chiều cao phải vượt qua với độ dốc mong muốn ( ví dụ: chiều cao cần đi qua là 300mm x độ dốc mong muốn 1:15 = 4,5m). Chiều dài của mái dốc nếu tính theo chiều ngang trong trường hợp này là 4,5m. Điều đó có nghĩa là con dốc dài 4,5m và có độ nghiêng 1:15

Ram dốc cho người khuyết tật được thiết kế như thế nào?
Cần tính độ dốc thích hợp cho đường dốc

Cấu trúc của đường dốc

Đôi khi sau khi tính toán độ dốc, bạn sẽ thấy rằng độ dốc hơi dài. Có lẽ bạn không thể thực hiện được đoạn đường dốc đi thẳng từ trong nhà ra ngoài đường trong trường hợp này. Vì đoạn đường nối có thể dẫn ra xa tận lòng đường. Bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách thay đổi cấu trúc của đoạn đường nối. Có 3 thuộc tính chung để lựa chọn: 

  • Độ dốc thẳng 
  • Đường gấp 90 độ
  • Đường gấp 180 độ. 

Cho dù bạn chọn kiểu nào, đoạn đường nối của bạn phải có bề mặt phẳng ở mỗi khúc cua.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề: Ram dốc cho người khuyết tật. Hy vọng rằng qua bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về rãnh ram dốc trên nền bê tông. Nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được giải đáp nhé.

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
BÀI VIẾT MỚI