Trong thi công thiết kế các công trình ngày nay, có thể nói map bê tông mài đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Với rất nhiều các công năng phù hợp với mọi nhu cầu thiết kế, map bê tông mài luôn năm trong các bản thiết kế của mọi công trình. Vậy để có thể hiểu rõ hơn về map bê tông mài, hãy cùng đi tìm hiểu đôi nét về nó trong bài viết này.
MAP BÊ TÔNG MÀI LÀ GÌ?
Map bê tông mài là một sản phẩm được xử lý công nghiệp dưới hình thức mài nhẵn bề mặt bê tông thông thường, nói một cách đơn giản hơn là bề mặt bê tông thông thường sẽ được loại bỏ các chi tiết xù xì, gồ ghề, gai góc, tạo ra một bề mặt bê tông phẳng nhẵn. Công nghệ được áp dụng trong quá trình xử lý bề mặt bê tông mài gần giống với quá trình tạo ra đá granite.
Sau quá trình mài nhẵn bề mặt bê tông, công đoạn tiếp đến là phủ lên bề mặt một lớp phụ gia gọi là hardener, đây là một loại phụ gia giúp làm lấp đầy các lỗ nhỏ li ti, tạo sự bằng phẳng tuyệt đối. Việc này có tác dụng làm tăng tính bền vững và độ bằng phẳng cho bề mặt bê tông. Bên cạnh đó, nó cũng tăng tính thẩm mỹ và tạo sự sạch sẽ, sang trọng cho không gian của công trình thi công.
QUY TRÌNH THI CÔNG MAP BÊ TÔNG MÀI
Quy trình thi công map bê tông mài trải qua 6 bước:
Bước 1: Đánh giá tổng quan bề mặt thi công
Cần có bước đánh giá tổng quan về sàn bê tông chuẩn bị được thi công mài để có những chuẩn bị tốt nhất. Cụ thể cần xem sàn bê tông là sàn cũ hay mới? Sàn đã được thi công các bước hoàn thiện nào khác hay chưa? Mác bê tông của sàn hiện tại là bao nhiêu? Thông thường mác bê tông đạt chuẩn để thi công là từ 250 -400). Cần có sự đánh giá chính xác trước khi đi vào thi công mới có thể xây dựng được một lộ trình thi công hiệu quả.
Bước 2: Đánh giá và chuẩn bị mặt bằng thi công:
Nếu như mặt bằng có lớp epoxy, các lớp keo dính hay bụi bẩn, hóa chất khác, cần được kiểm tra thật kỹ và loại bỏ chúng bằng máy mài có đĩa hợp kim 30 grit. Ngoài ra, cần kiểm tra xem bề mặt bê tông có xảy ra các vết nứt, sét do lâu ngày, các vết rỗ,… nếu có cần phải trám lại ngay.
Bước 3: Bắt đầu tiến trình mài sàn:
- Đầu tiên là quá trình mài thô nhằm tạo ra độ bằng phẳng, cần chuẩn bị đĩa mài hợp kim với thông số 50 grit
- Sau đó mài đĩa kim cương 100 grit
- Tiếp tục quá trình mài với đĩa kim cương 150 grit và tăng lên đĩa 200 grit
- Sau quá trình mài, phủ lên bề mặt lớp bê tông cũ một lớp hóa chất. Lớp hóa chất này có tác dụng làm tăng độ cứng và kháng nước của bề mặt bê tông. Ngoài ra, nó cũng giúp việc đánh bóng trở nên dễ dàng hơn.
- Sau khi lớp hóa chất đã ngấm vào bề mặt bê tông, tiếp tục tiến hành việc đánh bóng bề mặt với đĩa kim cương 400 grit.
Bước 4: Quá trình chuyển tiếp đĩa mài:
Sau mỗi lần mài với cấp độ grit khác nhau, sẽ có chuyển tiếp liên tục cấp độ đĩa sao cho phù hợp với bề mặt sàn bê tông.
Bước 5: Phủ lớp bảo vệ bề mặt:
Sau quá trình mài, cần phủ lên bề mặt một lớp hóa chất nhằm bảo vệ bề mặt mặt sàn tiếp xúc với các loại hóa chất khác hay các yếu tố làm hư hỏng bề mặt. Việc phủ này được thực hiện bởi các máy phun hoặc các loại sáp bôi.
Bước 6: Quá trình hoàn thiện bề mặt:
Quá trình mài, đánh bóng bề mặt bê tông sau đó phủ lớp hóa chất lên bề mặt kết thúc. Có thể xem xét lại tổng thể công trình để có thể điều chỉnh độ bóng nhẵn mong muốn. Trong quá trình đánh bóng cuối cùng, người ta thương sẽ sử dụng một hợp chất ngoài tác dụng làm bóng nhẵn, nó còn phủ thêm một lớp có khả năng chống bám bụi bẩn, tăng thêm độ bền, cứng cáp và sáng bóng cho bề mặt.
ƯU/ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MAP BÊ TÔNG MÀI
Ưu điểm của map bê tông mài:
- Tiết kiêt tối đa các loại chi phí: các chi phí về nguyên liệu trong việc thi công map bê tông mài khá thấp. Ngoài ra, các chi phí khác như việc vệ sinh, bảo dưỡng,… cũng khá rẻ do bề mặt bê tông mài có thể dễ dàng làm sạch bằng nước.
- Tính bền vững khá cao: Với sự kết dính tốt từ các nguyên vật liệu, bên cạnh đó là lớp sáp được phủ lên bề mặt giúp lấp đầy các lỗ nhỏ giúp sàn có kết cấu chặt chẽ hơn. Do vậy mà thời gian sử dụng và độ bền bỉ của công trình cũng tăng cao hơn.
- Khả năng kháng nước và chống trầy xước: bề mặt map bê tông mài rất khó xảy ra tình trạng trầy xước bởi các lớp hóa chất bảo vệ bề mặt sàn có tính chống trầy và kháng nước khá cao.
- Thuận tiện trong việc vệ sinh: do có đặc tính nhẵn bóng, vậy nên bề mặt sàn rất ít bị bám bụi. Quá trình lau dọn vệ sinh cũng rất dễ dàng bởi có thể làm sạch bằng nước thông thường.
- Có thể dễ dàng nâng cấp hoặc đổi mới: nếu có nhu cầu thay đổi kết cấu sàn bằng loại vật liệu khác như sàn giả gỗ hay sàn lát gạch thì việc đơn giản là chỉ cần thi công chồng lên lớp sàn bê tông mài cũ. Lúc này, map bê tông mài còn đóng một vai trò quan trọng như một mặt phẳng giúp làm nền đỡ tốt cho các vật liệu thi công mới khác, tạo sự vững chắc cho công trình.
Nhược điểm của map bê tông mài:
Ngoài những ưu điểm nổi bật của map bê tông mài, việc thi công bằng vật liệu này cũng tồn tại một số điểm hạn chế như sau:
- Sàn có khả năng hấp thụ tốt với điều kiện nhiệt độ môi trường nên sẽ rất lạnh vào mùa đông và ngược lại, sàn rất nóng vào mùa hè. Do đó, cần đảm bảo việc trang bị đầy đủ thảm trải sàn vào mùa đông.
- Bề mặt sàn theo thời gian sử dụng dài có thể xuất hiện các vết nứt, các đường rãnh gây mất thẩm mỹ.
- Sàn có thể gây trơn trượt trong điều kiện ẩm ướt.
- Nếu trong quá trình thi công, bề mặt sàn không được mài đúng kỹ thuật sẽ gây nên hiện tượng dễ bị hư hỏng và tốn kém trong việc sửa chữa, bảo trì.
Như vậy có thể thấy, map bê tông mài ngày nay đang dần trở thành một xu hướng phổ biến đối với mọi công trình thi công, đặc biệt là các công trình lớn như khách sạn, nhà hàng, phòng khách, showroom,… Không chỉ bởi có ưu thế về chi phí, thẩm mỹ mà còn đáp ứng các nhu cầu về độ bền và thuận tiện trong thi công. Tuy nhiên, việc thi công cũng cần phải tính toán thật lưỡng trước khi thực hiện sao cho phù hợp nhằm tránh việc phải bảo trì về sau nếu thi công không đúng kỹ thuật. Bài viết trên hi vọng sẽ mang đến những cái nhìn cơ bản nhất về map bê tông mài để người đọc có thể lựa chọn và thi công cho công trình của mình.