Kích thước gạch đinh và 5 đặc điểm nổi bật của chúng

Gạch đinh là loại gạch truyền thống và vẫn được sử dụng với mật độ dày đặc trong tất cả các công trình xây dựng từ dân dụng đến công cộng. Nhưng kích thước gạch đinh và những đặc điểm nổi bật của chúng thì không phải ai cũng biết.

Gạch đinh là gạch gì?

Gạch đinh hay còn có tên gọi là gạch chỉ. Nổi bật lên nhờ màu đỏ đất nung, được tạo thành từ đất sét nông nghiệp, trải qua quá trình nhào trộn, đúc khuôn, thì được đưa vào lò nung bằng than củi. Sau thời gian nhất định, lò được dỡ ra, để lộ những viên gạch mang màu đỏ tươi, chắc chắn. Công đoạn cuối cùng, gạch đinh được mang ra phơi nắng, xếp thành đống và xuất bán cho các nơi cần xây dựng.

Kích thước gạch đinh và 5 đặc điểm nổi bật của chúng
Màu sắc gạch đinh khá là bắt mắt

Hiếm có công trình nào mà không dùng đến gạch đinh. Nhờ hình dáng vuông hòn sắc cạnh, kích thước đồng đều, độ chịu lực tương đối mà gạch đinh được ứng dụng để xây tường, xây nhà, làm mái, đổ móng…, ứng dụng khá là đa dạng

5 đặc điểm nổi bật của gạch đinh

Hình dáng và màu sắc

Do trải qua quá trình nung nóng và phơi nắng, gạch đinh mang màu đất sét nung là màu đỏ bã trầu, có khi gạch non lại có màu cam đất.

Hình dáng để áp được cho nhiều khu vực thì gạch đinh có dạng hình khối chữ nhật, thường có một đường chỉ ở trên bề mặt (nên còn được gọi là gạch chỉ), có thể có 2 lỗ rỗng hoặc đặc hoàn toàn.

Tính chất

Chịu tác động của nhiệt và áp suất cao trong quá trình sản xuất nên gạch đinh tương đối giòn. Điều này thì khá có lợi cho việc chặt, cắt gạch để xây những khoảng hở nhỏ. Nhưng bất lợi trong việc chịu lực. Không khuyến khích dùng ở các khu vực chịu áp lực lớn.

Điểm hạn chế nữa của việc dễ gãy là trong quá trình vận chuyển dễ bị nứt vỡ, dẫn đến hao hụt nguyên vật liệu khá lớn.

Độ bền, khả năng hút ẩm

Độ bền cao, tăng thời hạn sử dụng của công trình xây dựng hơn so với dòng gạch thông thường khác.

Khả năng hút ẩm dao động từ 14 – 18%, thích hợp dùng cho các vị trí địa lý dễ ngập úng hoặc luôn có nguy cơ bị thấm dột tường.

Quá trình sản xuất

Đây là một mặt hạn chế của gạch đinh khi đứng cạnh các dòng gạch không nung, gạch thân thiện với môi trường khác. Vì các công đoạn làm ra gạch đinh như lấy đất sét, đốt than củi, nung nóng lò… đều làm ảnh hưởng đến môi trường, sinh ra nhiều khí độc gây ô nhiễm, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khá là lạm dụng.

Giá thành

Một trong những loại gạch đứng top đầu về giá rẻ, giá gạch đinh thay đổi tùy theo thương hiệu, nhưng chỉ rơi vào khoảng 900 – 1000 đồng một viên, rẻ hơn rất nhiều so với các dòng gạch công nghiệp hiện nay. Như vậy là vô cùng hợp lý vì các công trình đều sử dụng với số lượng gạch rất lớn, tính theo đơn vị hàng xe gạch một.

Kích thước gạch đinh và một số điều cần biết

Kích thước gạch đinh truyền thống

Sản xuất theo lối thủ công, tạo ra những viên gạch vuông vắn với 2 lỗ rỗng chạy dọc theo thân. Gạch đinh loại này có kích thước cơ bản là 180 x 80 x 50mm.

Kích thước gạch đinh và 5 đặc điểm nổi bật của chúng
Những viên gạch đinh 2 lỗ vuông vắn được sử dụng rất nhiều trong đời sống

Khối lượng một viên gạch này khoảng 1,8 – 2kg. Để xây được 1 mét vuông cần khoảng 100 viên. Chất lượng tương đối, dễ dùng, có lỗ 2 đầu tiện cho việc thông khí, đảm bảo độ ổn định dưới tác động thời tiết thất thường của công trình nên luôn được ứng dụng cùng số lượng lớn.

Kích thước gạch đinh đặc V1

Đàn em ra đời sau gạch đinh truyền thống, sản xuất tương tự công nghệ gạch tuynel, thay bằng nguyên liệu đất sét chuẩn. Vẫn mang hình dáng hộp chữ nhật, nhưng không có lỗ rỗng giữa, đặc hoàn toàn. Kích thước to hơn chút với 180 x 85 x 50mm.

Gạch đinh loại này dùng để xây tường 100, 200 để tăng tính vững chãi, chống thấm tốt hơn, cách âm, cách nhiệt. Ngoài ra vì không có lỗ rỗng nên hay dùng cho công trình chịu áp lực cao, ví dụ như phần chân nhà, phần móng.

Bên cạnh đó, nhiều thiết kế còn sử dụng gạch đinh đặc xây trần không trát vữa, nhằm mang đến một vẻ đẹp cổ điển, tính chất xưa cũ, trang trí không gian vô cùng đẹp. 

Kích thước gạch đinh đặc V2

Cũng vẫn cùng dòng với gạch đinh đặc V1, nên là các phần tính chất cũng như ứng dụng là tương đương nhau. Chỉ khác chút là gạch đinh đặc V2 nhỏ hơn về kích thước, khoảng 170 x 85 x 50mm. Có thể sử dụng cho những công trình có diện tích và khoảng không nhỏ hẹp hơn.

Ngoài ra, kích thước gạch đinh đặc còn một số loại khác như 220x105x60mm, 210x100x60mm, 200x95x60mm, 200x95x55mm. Những loại gạch này khá lớn, nên dùng xây các công trình có quy mô lớn sẽ tiết kiệm được chi phí vữa kết nối, giúp rút ngắn thời gian thi công hơn.

Gạch đinh 4 lỗ, gạch đinh 6 lỗ

Gạch đinh 4 lỗ thì sẽ có kích thước gấp đôi gạch đinh 2 lỗ thông thường, là 180 x 80 x 80mm. Đang dần trở nên phổ biến hơn trong giới xây dựng.

Kích thước gạch đinh và 5 đặc điểm nổi bật của chúng
Một vài loại gạch đinh nhiều lỗ

Gạch đinh 6 lỗ khá là lớn, nhưng có nhiều lỗ rỗng bên trong nên trọng lượng nhẹ. Kích thước khoảng 195x135x90mm. Dùng cho khu nào không yêu cầu chịu lực hay chống thấm cao, hay phần cần trọng lượng nhẹ ví dụ như mái nhà.

Vậy là những thông tin cơ bản về kích thước gạch đinh đã được cung cấp đến bạn. Mong giúp bạn những kiến thức hữu ích cho việc chọn nguyên liệu xây công trình sắp tới! 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
BÀI VIẾT MỚI