Tìm hiểu về Huỳnh Thúc Kháng – đường Huỳnh Thúc Kháng thuộc phường nào?

Con đường Huỳnh Thúc Kháng thuộc phường nào? và Huỳnh Thúc Kháng là ai? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm về nhân vật này nhé!

Vị trí con đường – đường Huỳnh Thúc Kháng thuộc phường nào?

Tìm hiểu về Huỳnh Thúc Kháng - đường Huỳnh Thúc Kháng thuộc phường nào?

Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài men theo sông đào Đông Ba. Vậy con đường Huỳnh Thúc Kháng thuộc phường nào? Câu trả lời là nằm trên địa phận của phường Phú Hòa, về phía Đông Kinh thành Huế. Bắt đầu từ đường Trần Hưng Đạo, qua ngã ba Mai Thúc Loan đến đường Đào Duy Anh (điểm tiếp giáp cầu Thanh Long), dài 1267m. Đường lưu thông hai chiều.

Lịch sử con đường Huỳnh Thúc Kháng phường Phú Hòa (Huế)

Con đường này được hình thành cùng lúc với việc đào sông Đông Ba vào đầu thế kỷ 19. Con đường này đã trở thành khu vực buôn bán tấp nập và sầm uất, trên thì bến dưới là thuyền. Đường Huỳnh Thúc Kháng là một con phố hướng ra sông, một bên là những ngôi nhà. Thời Pháp thuộc được đặt tên là đường Bờ sông Đông Ba (Quai de Dong Ba), có nơi thì lại gọi đường Queignec (Rue Queignec). Đến năm 1956 thì con đường ấy đã được đặt lại là đường Huỳnh Thúc Kháng (con đường này từ 1995 trở về trước, đi kéo dài đến cầu Bao Vinh dài gần 3000m. Năm 1996 thì bị cắt một phần của đường để đặt đường Đào Duy Anh) cho đến thời điểm hiện tại. Dân gian ta vẫn thường hay gọi đó là đường Hàng Bè.

Tiểu sử nhân vật Huỳnh Thúc Kháng gắn liền với con đường

Huỳnh Thúc Kháng (Bính Tý 1876 – Đinh Hợi 1947) Huỳnh Thúc Kháng là một nhà nho yêu nước, thuở nhỏ có tiểu danh là Thước, tên chữ là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên và còn có thêm cho bản thân 9 bút danh khác là: Sử Bình Tử, Ngu Sơn, Tha Sơn Thạch, Khách Quan, Khỉ Ưu Sinh, Xà Túc Tử, Thúc Tự Dân, Ưu Thời Khách, Hải Âu.

Ông quê ở làng Thanh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, phủ Thăng Bình, sau đổi là phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).

Huỳnh Thúc Kháng đỗ Tiến sĩ 1904, khi đó 28 tuổi, nhưng ông đã không lựa chọn đi làm quan cho nhà Nguyễn, mà lại tham gia vào hoạt động cách mạng chống Pháp cứu nước. Ông là một trong những nhân vật lãnh đạo phong trào Duy Tân, bị Pháp bắt năm 1908 và đày ra Côn Đảo 13 năm, đến năm 1921 mới được trả tự do. Đến năm 1926, ông được bầu cử lên làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ.

Trong 3 năm nhậm chức Viện trưởng, ông thường xuyên chỉ trích gay gắt các chính sách của chính phủ Pháp ở miền Trung Việt Nam.. Nhân sự kiện xích mích với viên Khâm sứ Jabouille, ông đã đệ đơn từ chức Viện trưởng. Trong “Huỳnh Thúc Kháng niên phổ” ông có viết câu: “Lịch sử dân biểu của tôi, kể từ ngày tháng 7/1926 đắc cử ở Trung Kỳ diễn thuyết một lần đầu tiên; đến ngày tháng 10 – 1928 có một bài diễn văn cuối cùng, trong hai năm ấy, có hai lần phản kháng, người đời truyền là vụ D’Elloy – Huỳnh Thúc Kháng và vụ Huỳnh Thúc Kháng – Jabouille”.

Năm 1927, ông đã đứng ra thành lập tờ báo Tiếng Dân và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, chủ nhà in Tiếng Dân tại Huế. Đến năm 1943 báo Tiếng Dân đã bị thực dân Pháp nghiêm cấm và phát lệnh đóng cửa. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông đã nhận chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Chính phủ Liên hiệp kháng chiến Việt Nam dân chủ cộng hòa. 

Năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Pháp để thương lượng và đàm phán, ông được tham mưu và trao quyền Quyền Chủ tịch Chính phủ. Trong những ngày kháng chiến chống Pháp, ông được Chính phủ đặc phái vào Liên khu 5.

Ngày 21/04/1947, trên đường đi công tác, Huỳnh Thúc Kháng đã lâm bệnh nặng và qua đời, hưởng thọ 71 tuổi; Cụ Hồ nghe được thông tin ấy thì vô cùng đau lòng, trong lời điếu có đoạn ca tụng rằng: “Cụ Huỳnh tạ thế, nhưng cái chí vì nước vì nhà của cụ vẫn luôn luôn sống mãi trong tâm hồn của hai chục triệu đồng bào ta”. Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng được an táng tại núi Thiên Ấn tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài hoạt động chính trị, Huỳnh Thúc Kháng còn là một nhà thơ và để lại những tác phẩm chính: Trường Tiểu học Thanh Long (trường Cây-nhếch cũ), Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng nằm trên đường này, Hội Quảng tri (cũ), Thi tù tùng thoại, Thi văn với thời đại, Thi văn các nhà chí sĩ Việt Nam, Phan Tây Hồ tiên sinh lịch sử, Huỳnh Thúc Kháng niên phổ, Bức thư gửi Cường Để, Cuộc kháng thuế ở Trung Kỳ. Đình cổ phường Đệ nhất, UBND phường Phú Hòa, Di tích tòa soạn báo Tiếng Dân (do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút lập ra từ 1927), Lò mổ (Abattoir).

Con đường Huỳnh Thúc Kháng ở Hà Nội

Tìm hiểu về Huỳnh Thúc Kháng - đường Huỳnh Thúc Kháng thuộc phường nào?

Ngoài đường Huỳnh Thúc Kháng ở Huế thì vào ngày 26/6/2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 3213/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án xây dựng con đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. 

Con đường Huỳnh Thúc Kháng tại Hà Nội này kéo dài này có chiều dài khoảng 1,3km, bề rộng 28,3m – 30m, bắt đầu từ ngã tư Nguyễn Chí Thanh và Huỳnh Thúc Kháng đi qua khu vực Chùa Láng tới điểm cuối tuyến tại vị trí nút giao Voi Phục – Kim Mã kết hợp hệ thống công trình phụ trợ khác.

Theo lãnh đạo UBND quận Đống Đa, dự án đường Huỳnh Thúc Kháng mở rộng sẽ tạo ra một tuyến đường giao thông với hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, giúp hoàn thiện quy hoạch và mạng lưới giao thông và hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

Kết luận

Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu xong về con đường Huỳnh Thúc Kháng. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn biết được đường Huỳnh Thúc Kháng thuộc phường nào? và Huỳnh Thúc Kháng là ai?. Chúc bạn một ngày tốt lành

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
BÀI VIẾT MỚI